|
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tài liệu này,
chúng tôi – Indochina247.com thực hiện nghiên cứu
nội dung một hợp đồng thương mại giữa công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế (Việt
Nam) (bên nhập khẩu) và công ty TNHH Công nghệ CHUWA (Nhật Bản) (bên xuất khẩu)
cùng các giấy tờ chứng từ đính kèm.
Chương I: Phân
tích hợp đồng
I.
Tổng quan về hợp đồng
1.
Cơ sở lý thuyết:
Trong điều kiện thị trường mở cửa và hội nhập, việc các công ty doanh nghiệp tham
gia vào trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ với các đối tác quốc tế là điều phổ biến, nhằm mang
lại lợi ích kinh tế hoặc chính
trị
cho các bên. Để thực hiện các giao dịch đó thành công và đúng
pháp lý thì việc soạn thảo hợp đồng, đàm phán kí kết hợp đồng là điều tiên quyết.
“Hợp đồng mua bán quốc tế là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước
khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển
vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua)
một
tài sản nhất định, bên mua có
nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.”(Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương).
Dưới đây nhóm tác giả đề cập và phân tích một hợp đồng nhập khẩu
hàng hóa của một công ty của Việt
Nam
với một công ty của Nhật Bản nhằm nâng cao hiểu biết về hợp đồng mua bán quốc tế.
Hợp đồng số 245/HD/AIC – CHUWA/2016
Ngày 10 tháng 10 năm 2016
2.
Chủ thể của hợp đồng:
Bên bán: Công ty TNHH CÔNG NGHỆ CHUWA (gọi tắt là CHUWASTAR)
Địa
chỉ: 15-1, Hatchobori 2-Chome, Chuo-ku, Tokyo 104-0032, Nhật Bản.
Bên
mua: CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC TẾ (gọi tắt là AIC)
Địa
chỉ: 69 Tuệ Tĩnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
ü
Nhận
xét:
Chủ thể hợp pháp, có đủ tư cách pháp lí.
Cả bên bán (thành lập theo hình thức công ty TNHH) và bên mua (thành
lập theo hình thức công ty cổ phần) đều là 2 loại hình doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty của 2 loại hình thức
này đều là hai thực thể pháp
lý riêng biệt.
Điều này dẫn đến một điểm bất lợi là uy tín
của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng bởi chế độ trách nhiệm hữu hạn.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, trong trường hợp
này cả hai công ty đã có mối quan hệ mua bán quốc tế trước đó.
3.
Đối tượng của hợp đồng:
Thiết
bị xử lý nước thải y tế (Sewage Treatment Plant)
https://indochina247.com/ Tel: 0914.858.166
===============
Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay chuyên nghiệp
từ 14 nước Mỹ, Đức, Úc, Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Singapore, Malaysia, Bắc Âu,
Nga....... về Việt Nam.
================
Các dịch vụ khác:
- Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Nhật về
Việt Nam;
- Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Hàn Quốc
về Việt Nam;
- Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Úc về Việt
Nam;
- Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Mỹ về Việt
Nam;
- Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Anh về Việt
Nam;
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Lào về Việt
Nam;
- Dịch vụ vận chuyển đường bộ từ Campuchia về
Việt Nam;
- Dịch vụ vận chuyển đường bộ từ Thái lan về Việt
Nam
- Thông
tin tư vấn dịch vụ vận chuyển:
|
Johkasou (JKS) là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, Các hệ thống xử lý nước thải Johkasou có thể được lắp đặt tại các khu vực nơi cơ sở hạ tầng xử lý nước thải chưa được xây dựng, các biệt thự, các hộ gia đình, các khu chung cư hoặc cho các khách sạn, nhà hàng…( Johkasou xử lý cùng lúc tất cả các nguồn nước thải từ khu vệ sinh, nhà tắm, máy giặt, nhà bếp ). Johkasou của Kubota là một hệ thống hợp khối thu gọn của các quy trình xử lý nước thải đi kèm với những công nghệ xử lý nước tiên tiến, có thể cung cấp tính năng xử lý nước tiên tiến với thời gian xây dựng ngắn . Nhờ đó Johkasou đang phát huy thế mạnh ở các khu vực dân cư phân tán như các nhà máy, bệnh viện, khu phát triển nhà ở. Ngoài các đơn đặt hàng ngày càng tăng đặt mua hệ thống Johkasou cỡ lớn tại Việt Nam, Kubota đang xúc tiến việc phổ biến sản phẩm này ở Trung Quốc và Indonesia, tiếp theo đó là những quốc gia và khu vực khác ở Đông Nam Á.
Tùy theo nhu cầu sử dụng có thể phân thành
nhiều loại:
-
Johkasou qui mô nhỏ được thiết
kế cho một gia đình từ 5-10 người
-
Johkasou qui mô vừa cho 11-50 người
-
Jouhkasou qui mô lớn cho 51-5000 người.
·
Cấu tạo và chức năng hoạt động: JKS cải tiến gồm có 5
ngăn (bể) chính:
+ Ngăn thứ nhất (bể lọc kỵ khí): Tiếp nhận
nguồn nước thải, sàng lọc các vật liệu rắn, kích thước lớn (giấy vệ sinh,
tóc,...), đất, cát có trong nước thải;
+ Ngăn thứ hai (bể lọc kỵ khí): loại trừ
các chất rắn lơ lửng bằng quá trình vật lý và sinh học.
+ Ngăn thứ ba (bể lọc màng sinh học): loại trừ BOD, loại trừ Nitơ, Phốtpho bằng phương pháp màng sinh học.
+ Ngăn thứ ba (bể lọc màng sinh học): loại trừ BOD, loại trừ Nitơ, Phốtpho bằng phương pháp màng sinh học.
+ Ngăn thứ tư: Bể trữ nước đã xử lý
+ Ngăn thứ năm (bể khử trùng): diệt một
số vi khuẩn bằng Clo khô, thải nước xử lý ra ngoài.
-
Chất lượng xử lý nước thải được quyết định ở ngăn thứ ba
phụ thuộc vào chất liệu màng sinh học được sử dụng. Chất lượng màng sinh học
càng cao thì hiệu quả xử lý và gía thành JKS càng cao. Kỹ thuật màng lọc cao cho
phép xử lý gần như tri?t để các thành phần nước thải như BOD 2,3mg/l, N 8mg/l,
tổng chất rắn lơ lửng TSS < 5mg/l, tổng khuẩn Ecoli < 100 tế bào/l. Tuy
nhiên việc sử dụng màng sinh học dễ dẫn đến tắc màng lọc và hệ thống này cần phải
súc rửa 3 tháng một lần. Trong trường hợp này nước thải có thể được tái sử dụng.
-
Hệ thống JKS cải tiến cần phải được cung cấp điện năng
liên tục cho quá trình vận hành. Ðiện năng giúp vận hành bơm khí, ổn định dòng
chảy, và duy trì tuần hoàn hệ thống nước thải. Ðiện năng tiêu thụ cho một hệ thống
JKS cho một gia đình 5- 10 người vào khoảng 350 đến 500kW/năm phụ thuộc vào loại
JKS.
-
Bã lắng đọng (bùn lắng) trong hệ thống JKS cần phải được
hút (ít nhất 1 lần trong 1 năm) và xử lý. Trung bình một hộ gia đình (5-10 người,
nước tiêu thụ 250 lít/người/ngày), tổng lượng bã trong 1 năm vào khoảng 58,8 kg
(trọng lượng khô). Xe tải chuyên dụng (trọng tải 2-4 tấn) được sử dụng cho việc
hút bã (ảnh dưới). Bã lắng đọc sau khi được hút vào xe rồi được chuyên chở tới
trạm xử lý bã lắng đọng. Sản phẩm sau quá trình xử lý là chất rắn sinh học được
sử dùng làm khí sinh học, vật liệu composit, sản suất phân bón hoặc xi măng.
·
Ưu điểm khi sử dụng
hệ thống xử lý nước thải Johkasou:
- Hệ thống gọn nhẹ, độ bền
cao, sử dụng an toàn. – theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
Thể tích của hệ thống Johkasou chỉ bằng 70% thể tích của bể tự hoại cho cho cùng số người sử dụng.
Thể tích của hệ thống Johkasou chỉ bằng 70% thể tích của bể tự hoại cho cho cùng số người sử dụng.
- Vị trí lắp đặt: bên
ngoài toà nhà hoặc trong gara xe, được chôn ngầm dưới đất, không tốn về diện
tích.
- Lắp đặt dễ dàng, thời
gian lắp đặt ngắn.
- Bùn lắng được thu gom triệt để.
- Nước thải đầu ra đạt
tiêu chuẩn Nhật Bản – Cao hơn tiêu chuẩn TCVN 6772-2000 và QCVN 14/2008/BTNMT.
- Chi phí xây dựng phù hợp.
ü
Nhận
xét:
Đối tượng của hợp đồng hợp pháp.
Hàng hóa nhập khẩu
không thuộc danh mục hàng cấm, không thuộc diện nhập
khẩu có điều kiện, là đối tượng được xin phép kinh doanh và được nhập khẩu từ khi doanh nghiệp bên bán đăng kí thành lập với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
4.
Hình thức hợp đồng:
Hợp đồng được kí kết bằng văn bản theo
phương thức truyền thống, có đóng dấu và chữ kí của đại diện của hai bên.
II. Phân
tích nội dung hợp đồng:
1.
Điều khoản tên hàng, số
lượng và giá cả
Ø
Tên hàng
Sewage
Treatment Plant
Được
ghi theo - tên hàng kèm công dụng của hàng hóa – hệ thống xử lý nước thải.
- tên hàng kèm theo tên nhà sản xuất – Công
ty TNHH Kubota Nhật Bản
Ø
Số lượng
1
bộ
Đơn
vị tính: bộ (unit)
Ø
Giá cả
Giá đơn vị: 150,000USD/bộ
Tổng giá trị: 150,000
USD
Điều kiện cơ sở giao hàng được sử dụng :
CFR (Incoterms 2010)
Phương pháp xác định giá là cố định
Đồng tiền tính giá: USD – là một đồng tiền mạnh được áp dụng
rộng rãi trong mua bán hàng hóa quốc tế.
2.
Điều khoản giao hàng
Thời gian giao hàng: Theo chỉ định của AIC
Nơi
giao hàng: Theo chỉ định của AIC
Giao
hàng từng phần: Cho phép
3.
Điều
khoản dung sai:
Không đề cập
4.
Điều khoản thanh toán
- Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng T/T (chuyển khoản
ngân hàng)
-
Đồng tiền thanh toán: Đồng Đô la Mỹ hoặc Yên Nhật theo tỷ giá tính chéo giữa tỷ
giá bán ra của đồng USD và đồng Yên Nhật của Ngần hàng BIDV, Eximbank, Ngân
hàng Ngoại thương, Ngân hàng Quân đội tại thời điểm thanh toán
-
Lịch thanh toán: sẽ được hai bên thống nhất sau và điều chỉnh bằng văn bản.
Chứng
từ yêu cầu: 03 bản gốc hóa đơn thương
mại (C/I)
01 bản gốc vận đơn (hoặc Surrendered)
03 bản gốc phiếu đóng gói (Packing List) và chi tiết đóng
gói (Detail
packing list)
03 bản gốc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
(C/O)
03 bản gốc chứng nhận chất lượng của sản phẩm (C/Q)
Thực hiện không đúng các điều khoản trên hợp đồng này sẽ
phải chịu mức phạt do bên mua quyết định, sẽ được tính dựa trên mức độ thiệt hại
đối với bên mua do sự sai phạm của bên bán gây nên và bên mua có văn bản, chứng
từ chứng minh thiệt hại cho bên bán.
5.
Điều khoản trọng tài
Trong
trường hợp phát sinh các tranh chấp, hai bên sẽ thông qua Hội đồng trọng tài
thương mại Việt Nam để giải quyết và quyết định của Hội đồng này sẽ là quyết định
cuối cùng để hai bên tuân theo.
Hợp
đồng này được soạn thảo thành 04 bộ song ngữ Việt - Anh. Mỗi bên giữ 02 bản, có
giá trị pháp lý như nhau. Tuy nhiên phần tiếng Việt sẽ được ưu tiên sử dụng để
giải thích và định nghĩa.
6.
Điều khoản khác
Không
được đề cập
III.
Nhận xét về nội dung hợp đồng
1.
Nhận xét chung:
Nội dung và hình thức hợp đồng chặt chẽ. Hợp
đồng đầy đủ các điều khoản chủ yếu: tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả,
phương thức thanh toán, thời
gian địa điểm giao nhận hàng. Trong đó tên hàng chính xác không thể hiểu khác
được. Số lượng, chất lượng được quy định rõ cả hai bên đều nắm được. Giá cả
tính theo đơn vị USD là đồng tiền mạnh được sử dụng phổ biến trong mua bán quốc
tế, đảm bảo công bằng cho hai bên. Sử dụng phương thức thanh toán T/T làm bớt rủi ro cho
bên mua khi thanh toán, đồng thời tăng thêm rủi ro cho bên bán so với hình thức
thanh toán L/C vì người mua có thể hủy ngang hợp đồng.
Ngoài
ra còn có thêm các điều khoản về trọng tài đưa ra cách thức giải quyết tranh chấp
rất rõ ràng. Đưa ra phương án giải quyết trong đó đề cập đến phương án giải quyết
nội bộ, tránh những phát sinh về chi phí, thời gian đối với những vấn đề có thể
đàm phán giữa hai bên được. Vì việc nhờ đến trọng tài kinh kế sẽ tốn kém và cần
nhiều thủ tục. Tuy nhiên nếu không thể đàm phán được thì phương án sau đó đã
đưa ra là nhờ đến trọng tài kinh tế của Hội đồng trọng tài thương mại Việt Nam.
Điều
khoản giao hàng từng phần, theo đó cho phép giao hàng từng phần. Người bán có
thể tận dụng điều khoản này phòng trường hợp giao hàng thiếu hoặc chậm trễ so với
thời gian được nêu trong hợp đồng. Tuy nhiên điều này lại gây ra rủi ro cho bên
mua, có thể dẫn đến việc nhận hàng bị chậm trễ, kéo dài thời gian mua hàng, xuất
hiện nhiều thủ tục không mong đợi, gây thiệt hại cho nhà nhập khẩu.
2.
Rủi ro tiềm ẩn:
Ø
Bên bán:
Thanh toán theo hình thức T/T làm tăng rủi ro cho bên
bán:
Người
mua có thể hủy ngang hợp đồng khi chưa đặt cọc hay kí quỹ khi thực hiện hợp đồng.
ü Giải pháp đề xuất:
Thực hiện theo phương
pháp thanh toán L/C, như vậy tổ
chức nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của
L/C nếu không có sự đồng ý của tổ chức xuất khẩu.
Ø
Bên mua:
Trong hợp đồng cho
phép điều khoản giao hàng từng phần, có thể dẫn đến việc nhận hàng bị chậm trễ,
kéo dài thời gian mua hàng, xuất hiện nhiều thủ tục không mong đợi, gây thiệt hại
cho nhà nhập khẩu.
ü
Giải pháp đề xuất:
Cấm điều khoản cho
phép giao hàng nhiều lần.
Yêu cầu xác định
rõ thời gian cụ thể giao hàng.
Điều kiện cơ sở giao hàng là CFR, bên mua chưa
được mua bảo hiểm cho việc vận chuyển chính nhưng rủi ro trong quá trình vận
chuyển chính thuộc về bên mua, bên bán chỉ phải trả tiền cước vận chuyển chính
và được tính vào giá. Như vậy bên mua sẽ có thể gặp rủi ro là bên bán sẽ thuê
tàu giá rẻ không uy tín để giảm chi phí.
Tuy
nhiên theo tìm hiểu thì hai bên đã có quan hệ mua bán nhiều lần nên rủi ro này
ít xảy ra, vì bên bán muốn giữ mối hàng của mình.
ü
Giải pháp đề xuất
Giành quyền chủ động thuê tàu
Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của
các hãng có văn phòng đại diện tại nước nhà nhập khẩu
Mua bảo hiểm hàng
hóa
Chương II: Phân tích chứng từ
a.
Hóa
đơn thương mại
ü
Cơ sở
lý thuyết:
Hóa đơn thương mại là chứng từ hàng hóa do
người bán (nhà xuất khẩu) lập ra trao cho người mua (nhà nhập khẩu) để chứng
minh thật sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành việc giao
hàng và để đòi tiền người mua.
Hóa đơn thương mại quốc tế là hóa đơn
thương mại được sử dụng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các
thương nhân có trụ sở thương mại, trụ sở kinh doanh tại các quốc gia, vùng lãnh
thổ, khu vực hải quan khác nhau. Hóa đơn thương mại quốc tế là một chứng từ được
cung cấp bởi nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu và được sử dụng như một tờ khai hải
quan nhằm xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu và là một
văn bản không thể thiếu trong bộ chứng từ giao hàng.
Trên hóa đơn thương mại quốc tế thường có:
số và ngày lập hóa đơn; tên và địa chỉ người xuất khẩu; tên và địa chỉ người
mua và người thanh toán (nếu không là một); phương tiện vận tải; các điều kiện
giao hàng (theo địa điểm) và các điều kiện thanh toán; danh mục các mặt hàng với
số lượng, đơn giá, trị giá theo từng đơn đặt hàng (nếu có) cũng như tổng số tiền
phải thanh toán. Các hóa đơn thương mại quốc tế được lập với loại hình tiền tệ
là đồng tiền được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán với các điều kiện giao hàng
và thanh toán phù hợp với các quy định trong hợp đồng mua bán.
ü
Phân
tích:
-
Tiêu
đề: INVOICE
-
Hóa
đơn số: CT480104
-
Ngày
phát hành: 27/4/2017
-
Nơi
phát hành: Nhật Bản
-
Giới
thiệu các bên liên quan:
Bên
người mua:
Tên công ty: Công
ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế
Địa chỉ: số 69 đường Tuệ Tĩnh, phường Nguyễn
Du, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, VIệt Nam
Người đại diện/Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng
quản trị kiêm Tổng giám đốc
Bên
Người bán:
Tên công ty: Công ty TNHH Công nghệ CHUWA
(gọi tắt là CHUWASTAR )
Địa chỉ: 15-1, Hatchobori 2-Chome, Chou-ku
Tokyo 104-0032, Nhật Bản
Người đại diện/Chức vụ: Tổng giám đốc Kuniaki Imao
Điều kiện giao hàng: CFR HO CHI MINH,
VIETNAM
Hình thức vận chuyển: Đường biển
+ Thời
gian tàu đến dự kiến: 04/05/2015
+ Tên
tàu nhận chở hàng: GYAYAQUIL BRIDGE V-No.1714
+ Cảng
trả hàng: Hồ Chí Minh
Đặc điểm cụ thể về hàng hóa:
-
Xuất
xứ: Nhật Bản
-
Điều
khoản thanh toán: CFR HOCHIMINH, VIETNAM
-
TÊN
HÀNG HOÁ: Thiết bị xử lý nước thải y tế kiểu M-WB-K-A75. Thiết bị gồm FRP TANK
(Bồn nhựa cốt sợi thủy tinh, là một vật liệu thay thế inox để chứa các loại
dung dịch ăn mòn với ưu điểm, nhẹ, rẻ, dễ vận chuyển, lắp đặt) và các thiết bị
phụ tùng đi kèm.
-
Số lượng:
1 Bộ
-
Tổng
giá trị: 150,000 $
ü
Nhận xét
-
Điều
khoản thanh toán trên hóa đơn là công ty
Việt Nam nhập khẩu theo điều kiện CFR. Theo Incoterms, nhập khẩu theo điều kiện
CFR – Cost and Freight (tiền hàng và cước phí) sẽ không giảm
thiểu rủi ro cho nhà nhập khẩu so với khi nhập theo điều kiện FOB – Free
On Board (giao hàng lên boong tàu). Vì lẽ cả điều kiện CFR, CIF và FOB
giống nhau ở chỗ rủi ro được chuyển từ người bán qua người mua ngay sau khi
hàng qua lan can tàu; chỉ có khác nhau là trách nhiệm chi phí. Theo CFR thì người
bán phải chịu chi phí vận chuyển tới cảng đến, còn CIF thì người bán phải chịu
thêm chi phí bảo hiểm hàng hóa so với CFR.
-
Ngay
cả khi người nhập có cùng giá cước và chi phí bảo hiểm như người bán, thì việc
họ giành quyền vận tải, bảo hiểm sẽ góp phần tạo lợi ích cho quốc gia và đồng
thời sẽ giảm rủi ro hơn khi chủ động chỉ định hãng vận tải. Đại lý của hãng vận
tải tại cảng xuất sẽ liên lạc với nhà xuất khẩu để kiểm tra tính sẵn sàng của
hàng hóa, số lượng hàng, khối lượng hàng … công việc này sau đó sẽ được đại lý
hãng vận chuyển tại cảng xuất báo cáo về người chỉ định (bên nhập khẩu). Công
việc này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro khi người bán là công ty “ma” hay tình hình
sản xuất, “sức khỏe” của người bán có vấn đề.
-
Nhập
theo điều kiện CFR/CIF tiềm ẩn rủi ro cho nhà nhập khẩu. Do người xuất khẩu được
quyền lựa chọn hãng vận chuyển và hãng vận chuyển này có thể hùa theo người xuất
khẩu để lừa dối người nhập khẩu. Ví dụ như ký lùi vận đơn (bill of
lading) hay chưa nhận hàng hoặc hàng chưa lên tàu mà phát hành vận
đơn để hòng làm bằng chứng cho nhà nhập khẩu phải trả tiền hàng cho nhà xuất khẩu
(khi điều kiện thanh toán quy định trả ngay sau khi giao hàng). Hay như rủi ro
tiềm ẩn là người bán sẽ chọn hãng vận tải giá rẻ, và theo quy luật “tiền nào, của
nấy”, dịch vụ cũng kém theo mức độ rẻ, thời gian chuyển tải dài ngày. Trong khi
nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB thì người nhập khẩu chủ động chọn hãng vận tải,
do vậy biết rõ lịch trình lô hàng và có những quyết định phù hợp.
ü Đối chiếu với UCP 600:
-
Hóa
đơn do người bán (xuất khẩu) phát hành
-
Theo
UCP 600, hóa đơn thương mại không cần phải kí, tuy nhiên thực tế ở đây người xuất
khẩu vẫn xuất trình hóa đơn thương mại đã kí. Nguyên nhân là do người nhập khẩu
còn cần cho mục đích khác như: xuất trình cho cơ quan hải quan để thông quan
hàng hóa hoặc vì mục đích lưu trữ chứng từ của bộ phân kế toán.
-
Hóa
đơn đã thể hiện đơn giá, số lượng hàng và giá trị hàng thực giao.
-
Đồng
tiền ghi trong Hóa đơn thương mại trùng khớp với hợp đồng.
b.
Phiếu đóng gói chi tiết
ü Cơ sở lý thuyết
Phiếu đóng gói (packing list) là một chứng
từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng
nhất định, do chủ hàng (người gửi hàng) lập ra. Có hai loại phiếu đóng gói: Phiếu
đóng gói chi tiết liệt kê tỉ mỉ hàng hóa trong kiện hàng, có tiêu đề là phiếu
đóng gói chi tiết. Phiếu đóng gói trung lập không ghi tên người bán và người
mua nhằm để người mua sử dụng phiếu này bán lại hàng hóa cho người thứ ba.
Nội dung của phiếu đóng gói gồm: Tên người bán, tên hàng, tên người mua, số hiệu
hóa đơn, số thứ tự của kiện hàng, cách đóng gói, số lượng hàng đựng trong kiện,
trọng lượng, thể tích của kiện hàng
ü Phân tích:
Cụ thể về phiếu đóng gói trong hợp đồng:
Các nội dung sau đây trùng với nội dung
trong Hóa đơn thương mại
-
Số
hóa đơn thương mại: CT480104
-
Ngày:
27/04/2017
-
Điều
kiện giao hàng: CFR HOCHIMINH
-
Hình
thức vận chuyển: Đường biển
-
Tên
tàu nhận chở hàng: GYAYAQUIL BRIDGE V-No.1714
-
Cảng
trả hàng: Cảng BUSAN, Nam Hàn
Tên và thông số kĩ thuật của Hàng hóa, Số
lượng đóng gói
-
Số lượng:
19 items và được đóng gói thành 31 packages.
-
Tổng
trọng lượng (Gross weight): 5449 kg
-
Phương
thức thanh toán: T/T chuyển khoản
ü
Nhận
xét
Đối chiếu với Vận đơn thấy hoàn toàn phù hợp.
Đối chiếu với hóa đơn thương mại, đặc điểm
cụ thể về hàng hóa, số lượng và trọng lượng thực hàng giao trùng khớp.
- Thiết bị xử lý nước thải ý tế trong hợp đồng không phải là
hàng siêu trường siêu trọng vì có thể vận chuyển theo từng phần và độ dài lớn
nhất của FRP Tank là 10,7 m, chiều cao là 2,8 m và chiều rộng là 2m trong khi
hàng siêu trường siêu trọng là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới
hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được có chiều dài lớn hơn 20m, chiều rộng
lớn hơn 2,5m, chiểu cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn
hơn 4,2m và trọng tải lớn hơn 32 tấn.
- FRP Tank with Acessories không được đóng gói với chiều dài 10,7
và 5,9 m được cho vào Container 40’FR (theo vận đơn) do container flat rack được
dùng với những hàng hóa cồng kềnh so với các container thường. Các phụ tùng còn
lại có kích thước nhỏ hơn được đóng vào container 20’ DC.
- Tổng thể tích là 118, 950 CMB và hàng hóa cồng kềnh nên theo
vận đơn được đóng vào 2 container 40’ 1 container 20’ là hợp lý. (container 40’
có thể tích 67 khối và container 20’ có thể tích tầm 30 khối.
-
Phương án thực hiện:
+ Đặc điểm của
hàng hóa là hệ thống xử lý nước thải y tế gồm 2 bồn lớn (có trộng tải trên 2,7
tấn và 1,9 tấn) và phụ kiện đi kèm (theo packing list)
+ Tại địa điểm nhận
hàng: tải cảng Cát Lái Hồ Chí Minh cần dùng xe cẩu 5 tấn đưa bồn lên xe, xe cẩu
hàng 1 tấn đưa phụ kiện lên xe.
Vận chuyển: bằng
2 xe đầu kéo có rơ mooc,, phụ kiện được vận chuyển bằng xe cẩu tự hành. Do đó,
doanh nghiệp sẽ mất phí cầu bồn lên xe tại địa điểm hàng, phí cẩu phụ kiện và
xe nâng tại kho (bao gồm vận chuyển đến địa điểm giao hàng và cẩu phụ kiện vào
địa điểm yêu cầu), phí vận chuyển bằng xe đầu kéo rơ mooc, phí cẩu xe cẩu tự
hàng xuống bể, cẩu lên, cẩu 2 bồn từ trên xe xuống thân xe cẩu tự hành, phí đưa
bồn vào địa điểm yêu cầu.
c.
Giấy chứng nhận nguồn
gốc
ü
Cơ sở
lý thuyết:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (tiếng
Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O) là văn bản do tổ chức có thẩm
quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những
qui định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc của hàng hóa.
Nhưng tính "xuất xứ" trong một
C/O không nghiễm nhiên đồng nghĩa với quốc gia xuất hàng, mà đó phải là quốc
gia đã thực sự sản xuất/chế tạo hàng hóa đó. Việc này nảy sinh, khi hàng hóa
không được sản xuất từ 100% nguyên liệu của quốc gia xuất hàng, hoặc quá trình
chế biến và giá trị gia tăng không xuất phát từ một quốc gia duy nhất. Thông
thường, nếu hơn 50% giá hàng bán ra xuất phát từ một nước thì nước đó được chấp
nhận là quốc gia xuất xứ.Theo nhiều hiệp ước quốc tế khác, các tỉ lệ khác về mức
nội hóa cũng được chấp nhận.
Chứng nhận xuất xứ đặc biệt quan trọng
trong phân loại hàng hóa theo quy định hải quan của nước nhập khẩu và vì vậy sẽ
quyết định thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa, C/O cũng quan trọng cho áp dụng hạn
ngạch nhập khẩu và thống kê.
VCCI không thu phí đối với doanh nghiệp làm
thủ tục cấp C/O, tuy nhiên doanh nghiệp phải mua form mẫu với lệ phí là
40,000đ/bộ
ü
Các
loại form C/O:
C/O form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT
C/O form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi
thuế quan theo hiệp định ASEAN-Trung Quốc
C/O form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định
Việt Nam-Lào
C/O form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi
thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc
C/O form GSTP: hàng xuất
khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi
GSTP
C/O form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu
sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)
C/O form Textile: (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp
định dệt may Việt Nam-EU
C/O form Mexico: (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu
sang Mexico theo quy định của Mexico
C/O form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela
ü
Thủ tục cấp C/O
- Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy (xuất xứ
toàn bộ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2;
- Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4
hoặc 6 số H.S đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định) ;
- Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó đã ký
Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam hưởng
ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4;
- Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các
công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu
có, sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang
bước 5.
- Bước 5: So sách thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị
cấp nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp
nhất;
- Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu đáp ứng quy định xuất
xứ phù hợp hay không.
-
VD: EU – Annex 13, Thụy Sỹ - Annex 4, Japan – Annex 5,…,
ATIGA – Annex 3
-
Bước 7: Nếu sản phẩm chưa đáp ứng quy định phù hợp tại bước
6, vận dụng các điều khoản đặc biệt sau:
+ Quy định vi phạm cho
phép (Derogation/Tolerance/De Minimis) đối với các nguyên vật liệu hoặc bộ phận
không có xuất xứ;
+ Quy định cộng gộp
song phương;
+ Quy định cộng gộp
khu vực;
+ Quy định cộng gộp
khác và/hoặc các quy định mở rộng liên quan khác.
ü Nhận
xét:
Lời tuyên thệ của nhà
xuất khẩu rằng chi tiết trong C/O là hoàn toàn chuẩn xác và đúng đắn; hàng hóa
đã thỏa mãn (các) điều kiện yêu cầu để phát hành C/O này.
Xác
nhận của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chứng nhận lời tuyên thệ của
nhà xuất khẩu là đúng.
C/O
trong trường hợp này được cấp bởi phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản
C/O
được cấp ngày 12/5/2017 và đươc cấp thep Tokyo CCI Form 2009.10
Theo
thông lệ, C/O sẽ được cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc không chậm hơn 3 ngày kể
từ ngày xuất khẩu. Trong 1 số trường hợp, theo đề nghị của người xuất khẩu, C/O
sẽ được cấp sau theo như luật lệ và quy định của bên xuất khẩu trong vòng 12
tháng kể từ ngày xuất khẩu, trong trường hợp này cần phải ghi rõ “Cấp sau” vào
ô 8.
Hợp đồng cam kết 3 bên về việc giao nhận,
vận chuyển hàng hóa ngoại thương
-
Bên bán (Bên A):
Công ty TNHH Công nghệ CHUWA
-
Bên B: Công ty cổ
phần vận tải xuyên đại dương
-
Bên C: Công ty cổ
phần tiến bộ quốc tế
Theo như báo giá vận chuyển của công ty vận tải Xuyên
Đại Dương thì chi phí vận chuyển quốc tế bao gồm
Tỉ giá áp dụng tạm tính thời điểm ngày
11/04/2017: 1USD= 22.700 VNĐ 1JPY= 205,97VNĐ và tỉ giá áp dụng sẽ được xác nhận
trong phụ lục hợp đồng. theo tỉ giá này thì tổng chi phí là 270,070,665 VNĐ
Giá
trên bao gồm toàn bộ chi phí để công ty vận tải Xuyên Đại Dương (OVC) thực hiện
công việc liên quan từ khi hàng hóa của đối tác công ty AIC giao hàng theo điều
khoản FCA yokohama, japan đến khi hàng hóa nêu trên được công ty OVC giao hàng
an toàn đến cảng Hải Phòng, Việt Nam.
Tuy
nhiên, tại thời điểm xác nhận tỉ giá theo hợp đồng thì 1USD= 22,715 USD; 1JPY=
200,31VNĐ nên tổng chi phí trong hợp đồng giảm còn 266,622,469 VNĐ
ü
Nhận xét hợp đồng vận tải 3 bên:
Các
điều khoản quy định rõ ràng mỗi bên và trách nhiệm của mỗi bên.
Các
tranh chấp cũng được quy định rõ ràng trong hợp đồng
Trường
hợp xảy ra sự cố, vấn đề đối với hàng hóa được quy định cụ thể trong hợp đồng
và trách nhiệm các bên được phân định rõ ràng trong hợp đồng.
Các
bên chưa quy đinh rõ ràng thời gian bốc, xếp và giao hàng mà chỉ nêu ra thời
gian giao hàng dự kiến, bên cạnh đố trong các điều khoản của hợp đồng không quy
định trách nhiệm cũng như vấn đền bồi thường của các bên khi xảy ra việc giao
trễ hàng nên người chuyên chở có thể giao hàng chậm mà không phải chịu khoản phạt
nào.
Giá
cả của hợp đồng vận chuyển từ báo giá đến hợp đồng đều không có thay đổi (chỉ
thay đổi do tỉ giá chuyển tiền nên không tính đến) nên có thể nói giá này cũng
hợp lý, phải chăng và công ty vận tải cũng báo sát với giá thực tê do các bên
cũng đã có thâm niên trong nhiều hợp đồng trước đây.
Cơ sở lý thuyết:
Vận đơn, thường được viết tắt là B/L (Bill
of Lading), là chứng từ chuyên chở hàng hóa được người chuyên chở ký phát cho
người gửi hàng xác nhận việc người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển hàng
hóa theo yêu cầu của người gửi hàng. Một vận đơn đường biển (Marine Bill of
Lading) mang 3 chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, một biên lai của người chuyên chở
giao cho người xếp hàng, chứng tỏ số lượng, chủng loại, tình trạng hàng mà người
chuyên chở nhận lên tàu, người chuyên chở có trách nhiệm giao hàng đến cảng
đích và giao hàng cho người có vận đơn gốc.
Thứ hai, một bằng chứng về những điều khoản
của một hợp đồng vận tải đường biển.
Thứ ba, vận đơn gốc là một chứng từ sở hữu
hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép mua bán
hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L. Chính vì chức năng đặc biệt này mà việc
thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn hiện nay.
Thông qua nội dung của vận đơn đường biển
trong bộ chứng từ nghiên cứu, ta có thể thấy được những nội dung chính được ghi
ở Vận đơn đường biển trong hợp đồng:
Tiêu đề: BILL OF LADING, cho thấy giao dịch
này chỉ dùng 1 phương thức vận tải là vận tải đường biển. Vận đơn có đóng dấu
COPY và không có chữ ký tay, có nghĩa đây chỉ là một bản sao, và không giao dịch
chuyển nhượng được (Non-negotiable).
Phân tích cụ thể:
-
Mã hiệu vận đơn
(Bill of Lading No.): SGN1705001
-
Ngày cấp vận đơn:
4/05/2017
-
Tên người chuyên
chở (Carrier): Công ty Cổ phần vận tải Xuyên Đại Dương
-
Tên địa chỉ của
người giao hàng (Shipper): Công ty TNHH Công nghệ Chuwa
-
Bên nhận kí gửi
(Consignee): Công ty Cổ phần Tiến Bộ Quốc tế
-
Bên được thông
báo (Notify Party): Công ty Cổ phần Tiến Bộ Quốc tế
-
Tàu vận chuyển
(Ocean Vessel): Guayaquil Bridge
-
Hành trình số:
V.1714
-
Cảng bốc hàng lên
tàu và nhận hàng (Port of Loading): Yokohama, Nhật Bản
-
Cảng dỡ hàng và
giao hàng (Port of Discharge): Cát Lái, Hồ Chí Minh, Việt Nam
-
Nơi nhận hàng
(Place of Receipt): Yokohama, Nhật Bản
-
Nơi giao hàng
(Place of Delivery): Hồ Chí Minh, Việt Nam
-
Số lượng B/L bản
chính được phát hành (Number of Original Bill of Lading): 0.
-
Mô tả hàng hóa
(Quantities and Description of Goods): “At Shipper’s Weight, Load & Count”
xác nhận Hàng được cân, bốc lên, kiểm hóa => tức đây là vận đơn sạch (Clean
B/L).
-
Ký mã hiệu (Marks
& Numbers): "No mark" -> không có.
-
Số container hoặc
bao gói (No. of Containers or Packages): 40'FR x 2 & 20' x 1 Containers. 31
Packages.
-
Trọng lượng tổng
(Gross Weight): 5,449.390 KGS
-
Thể tích
(Measurement): 118.950 M3
-
Giao hàng nguyên
container: FCL
-
Số hiệu container/
Số Seal Container (Container No/ Seal No):
+ TRIU0753497/NIL/40FR
+ TEXU8957180/NIL/40FR
+
CMAU1302587/F8079767/20DY
ü Nhận xét
Cước phí (Freight and Charges): đã ghi "Freight collect as arranged" tức là cước phí sẽ được trả sau nhưng không
muốn tiết lộ mức cước phí của mình. Phù hợp với phương thức CFR.
Nhìn vào vận đơn ta có thể thấy đây là loại
vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Bill of Lading) và vận đơn
thuê tàu chuyến (Voyage Bill of Lading). Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để
xếp lên tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận
đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết.
Đây là vận đơn đích danh: vận đơn ghi rõ
tên người nhận hàng. Chỉ người có tên ghi trên vận đơn mới nhận được hàng. Vận
đơn đích danh không (lưu thông) chuyển nhượng được. Người có tên trong vận đơn
đích danh là người nhận hàng hợp pháp. Trong vận đơn này, người nhận là Công ty
cổ phần quốc tế (AIC). Loại vận đơn này không thể chuyển nhượng được bằng ký hậu.
Ngoài ra ở đây còn sử dụng một loại chứng
từ nữa gọi là Waybill (Seaway bill), tương tự như B/L thông thường, với các
thông số ghi trên đó giống như ở trên B/L. Waybill chủ yếu được sử dụng trong
trường hợp người mua và người bán có mối quan hệ thân tín, lâu dài và trong các
giao dịch không sử dụng L/C. Đây là một chứng từ không thể chuyển nhượng được
và không phát hành một bản gốc nào. Việc giao hàng căn cứ vào xác nhận rằng người
nhận hàng là người có tên trên Waybill chứ không căn cứ vào vận đơn gốc.
-> Vì hình thức thanh toán theo hợp đồng
là bằng chuyển tiền T/T, không liên quan L/C nên có thể sử dụng Waybill để thay
thế B/L gốc.
Vận đơn được kí và đóng dấu bởi hãng
logistics và được ghi chú là as carrier.
Những nội dung còn lại của Vận đơn đều khớp
với Hợp đồng, hóa đơn thương mại và Phiếu đóng gói chi tiết.
Cơ sở lý thuyết:
Giấy báo hàng đến (Arrival
Notice) là giấy thông báo chi tiết của hãng tàu, đại lý hãng tàu hay một công
ty Logistics thông báo cho người nhập khẩu biết về lịch trình (Lô hàng khởi
hành từ cảng nào đến cảng nào), thời gian (ngày lô hàng xuất phát, ngày lô hàng
đến), số lượng, chủng loại (hàng cont hay hàng lẻ, số lượng bao nhiêu), trọng
lượng hàng, tên tàu, chuyến,... của lô hàng nhập khẩu.
Phân tích cụ thể:
- Ngày phát hành (Issuing date): 10/5/2017
- Người phát hành: Công ty Cổ phần Vận tải Xuyên
Đại Dương - Chi nhánh HCM
- Bên nhận thông báo (Notify Party): Công ty Cổ
phần Tiến Bộ Quốc tế
- Số hiệu: NS1705470
- Tên tàu/chuyến (Vessel/Voyage No.): Guayaquil
Bridge V.1714
- Mã hiệu vận đơn (B/L No.): MBL: AMP0255247;
HBL: SGN1705001
-
Mã hiệu container (CONT No.): TRIU0753497/NIL; TEXU8957180/NIL;
CMAU1302587/F8079767
-
Cảng xếp hàng/Cảng dỡ hàng (Port of loading/Port of delivery): Yokohama, Nhật Bản/Cát
Lái, Hồ Chí Minh
- Số lượng (No. of package): 1
x 20' GP, 2 x 40' FF, 31 packages
- Trọng lượng (Gross weight):
5449.39 KGS
- Thể tích (Measurement):
118.950 CBM
- Miêu tả hàng hoá
(Description of Goods): Giống như trong B/L.
- Thời gian dự kiến hàng đến cảng
Cát Lái (ETA Cat Lai): 12/5/2017
Yêu cầu nhận D/O sau 15:00
ngày 12/5/2017: D/O là lệnh giao hàng (Delivery Order), được hãng tàu chuẩn bị
để khi hàng cập cảng đến, consignee sẽ đến lấy và xuất trình với hải quan để được
lấy hàng.
Yêu cầu khi đến nhận hàng cần
chuẩn bị: Vận đơn gốc, Giấy giới thiệu và CMND. Ở đây vì dùng Waybill nên có
giá trị tương đương và có thể thay thế vận đơn gốc.
ü Nhận xét:
Giấy báo hàng đến đã có đầy đủ
thông tin một cách cụ thể và chi tiết của công ty Cổ phần Vận tải Xuyên Đại
Dương thông báo cho công ty Cổ phần Tiến Bộ Quốc tế về lô hàng mà công ty này sắp
nhận được.
Phí nhận D/O được tính vào chi
phí làm thủ tục hải quan xuất khẩu nên trong giấy báo hàng đến này không đề cập
đến các loại phụ phí khác mà người nhập khẩu cần chuẩn bị để nộp.
Theo tờ khai hải quan và giấy
báo hàng đến, hàng đến cảng Cát lái vào ngày 12/05/2017 và 8 ngày kể từ khi vận
đơn được cấp (4/05/2017). Đối với hàng hóa vận chuyển theo đường biển từ cảng
Yokohama tới cảng Cát Lái và ngược lại thường mất từ 6-8 ngày theo dự kiến. Như
vậy, thời gian hàng được chuyển tới cảng Cát Lái nằm như trong dự kiến.
-
Bên bán (Bên A):
Công ty TNHH Công nghệ CHUWA
-
Bên B: Công ty Cổ
phần Vận tải Xuyên Đại Dương
-
Bên C: Công ty Cổ
phần Tiến Bộ Quốc tế
Theo như hợp đồng giữa Công ty TNHH Công
nghệ Chuwa và Công ty Cổ phần Tiến Bộ Quốc tế thì điều kiện giao hàng là giá
CFR, có nghĩa là Bên A có trách nhiệm chịu chi phí vận chuyển từ cảng Yokohama
tới cảng Cát Lái. Tuy nhiên theo những gì thoả thuận trong hợp đồng vận chuyển
3 bên thì Bên A uỷ quyền cho bên C thanh toán toàn bộ chi phí dịch vụ cho bên B
và sau đó bên A có trách nhiệm THANH TOÁN LẠI cho bên C theo hình thức trừ vào
công nợ tiền hàng giữa bên A và bên C ngay sau khi nhận được các chứng từ thanh
toán mà bên C gửi tới bên A.
Có nghĩa là về bản chất điều kiện CFR vẫn
đúng tuy nhiên do thoả thuận nên thực tế Công ty Cổ phần Tiến Bộ Quốc tế vẫn là
người được Công ty Cổ phần Vận tải Xuyên Đại Dương thông báo về các chi phí, cước
phí vận chuyển và dịch vụ để thay mặt Công ty Chuwa thanh toán cho Công ty Cổ
phần Vận tải Xuyên Đại Dương.
Theo như Báo giá vận chuyển Quốc tế và Dịch
vụ thông quan số 05-SI/AIC-OVC ngày 11/4/2017 của công ty Cổ phần Vận tải Xuyên
Đại Dương thì chi phí vận chuyển quốc tế bao gồm:
Tỉ giá áp dụng tạm tính thời điểm ngày
11/04/2017: 1USD= 22.700 VNĐ 1JPY= 205,97VNĐ và tỉ giá áp dụng sẽ được xác nhận
trong phụ lục hợp đồng. Theo tỉ giá này thì tổng chi phí là 270,070,665 VNĐ
Nhận xét:
Bảng báo giá trên đã nêu rõ toàn bộ chi
phí để công ty vận tải Xuyên Đại Dương (OVC) thực hiện công việc liên quan từ
khi hàng hóa của đối tác công ty AIC giao hàng theo điều khoản FCA Yokohama,
Japan đến khi hàng hóa nêu trên được công ty OVC giao hàng an toàn đến cảng Cát
Lái, Việt Nam. Nếu phát sinh các chi phí khác trong quá trình vận chuyển, OVC sẽ
chịu trách nhiệm chi trả, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định.
Bảng xác nhận chi phí và nghiệm thu công
việc:
Căn cứ báo giá số 05-SI/AIC-OVC và căn cứ
kết quả thực hiện công việc vận chuyển quốc tế và thông quan hàng hoá, Công ty
Cổ phần Vận tải Xuyên Đại Dương thông báo chi phí cước vận chuyển quốc tế và
thông quan hàng hoá cụ thể như sau:
ü Nhận xét:
Tại thời điểm xác nhận tỉ giá theo hợp đồng
thì 1USD= 22,715 USD; 1JPY= 200,31VNĐ nên tổng chi phí trong hợp đồng giảm còn
266,622,469 VNĐ.
Theo bảng trên thì các nội dung chi phí vẫn
giữ nguyên giống như trong bảng báo giá trước (giá cả chỉ thay đổi do tỉ giá
chuyển tiền nên không tính đến), có nghĩa là không có chi phí nào phát sinh
trong quá trình vận chuyển, cũng như không có sai sót, rủi ro gì về hàng hoá.
Có thể thấy giá này là hợp lý, phải chăng,
công ty vận tải cũng báo giá sát với thực tế, do các bên cũng đã có thâm niên
trong nhiều hợp đồng trước đây.
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
ü Nhận xét
Hợp đồng mau bán hàng háo giữa 2 công ty theo điều kiện
CFR Incoterms 2010 nên công ty tiến bộ Quốc tế có trách nhiệm làm nhiệm vụ
thông quan nhập khẩu.
Mã HS của sản phầm là 8421 thuộc loại Máy ly tâm, kể cả
máy làm khô bằng ly tâm; máy và thiết bị lọc hay tinh chế chất lỏng hoặc chất
khí. Doanh nghiệp phỉa chịu thuế giá trị gia tăng 10%.
Chương III: Phương thức thanh toán
Phương
thức thanh toán chuyển tiền.
1.
Khái
niệm
Phương
thức chuyển tiền (remittance): là một phương thức thanh toán trong đó khách
hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một
số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định
trong một thời gian nhất định.
Các
bên tham gia:
Phương thức này có thể mô tả khái quát
theo sơ đồ sau:
(1) Người chuyển tiền: - Công ty Cổ phần Tiến
Bộ quốc tế - yêu cầu Ngân hàng nước mình chuyển một số
tiền nhất định cho người được hưởng ở nước ngoài:
Công
ty TNHH Công nghệ Chuwa
(2) Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền nhận thực hiện yêu
cầu của người chuyển tiền, làm thủ tục chuyển tiền ra nứơc ngoài.
(3) Ngân hàng nước ngoài nhận đựơc chuyển tiền sau khi đã
nhận tiền chuyển đến, thực hiện trả tiền cho người nhận.
2.
Phân
loại:
Thanh toán chuyển tiền bao gồm các loại:
Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T).
Chuyển tiền bằng điện tốc độ nhanh, nhưng chi phí cao. Ngày
nay khi tham gia mạng SWITF thì hầu hết chuyển tiền được thực hiện trên mạng
SWITF.
Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T).
Chuyển tiền bằng thư chi phí thấp hơn chuyển tiền bằng điện,
song tốc độ lại chậm hơn. Chuyển tiền bằng điện thì người chuyển tiền không bị
động vốn lâu ngày, nhưng tỷ giá ngoại tệ áp dụng trong điện hối cao hơn tỷ giá
ngoại tệ trong thư hối.
Phạm vi áp dụng: Phương thức chuyển tiền được sử dụng chủ
yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất
nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường... Đây là phương thức
đơn giản về thủ tục và thanh toán nhanh.Với phương thức này ngân hàng chỉ đóng
vai trò trung gian.Và bên xuất khẩucó nhận được tiền hay không phụ thuộc vào
thiện chí bên nhập khẩu. Chính vì vậy phương thức này được áp dụng đối với hai
bên giao dịch tin cậy nhau.
Bên bán (người thụ hưởng): CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHỆ CHUWA (gọi tắt CHUWASTAR).
Bên mua (người yêu cầu): CÔNG TY CỔ PHẦN
TIẾN BỘ QUỐC TẾ (gọi tắt AIC)
Hình thức thanh toán: chuyển khoản T/T.
Hiện nay việc chuyển tiền bằng điện được
các ngân hàng thực hiện qua hệ thống SWIFTvì với hình thức nhanh, an toàn, chi
phí thấp.
Ưu điểm đối với các bên
-
Với khách hàng: thủ tục chuyển tiền
đơn giản, thuận lợi cho người chuyển tiền; thời gian chuyển tiền ngắn nên người
thụ hưởng có thể nhanh chóng nhận được tiền.
-
Thanh toán đơn giản, quy trình nghiệp vụ dễ dàng.
-
Tốc độ nhanh chóng
(nếu thực hiện bằng T/T)
-
Chi phí thanh toán T/T
qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán L/C.
-
Bên mua không bị đọng
vốn ký quỹ L/C.
-
Chứng từ hàng hoá
không cần làm cẩn thận như thanh toán L/C.
-
Vì họ không chịu sức
ép về rủi ro phát sinh và có thể thu được tiền hàng ngay nếu sử dụng phương
thức điện chuyển tiền.
-
Chuyển tiền trả sau
thuận lợi cho nhà nhập khẩu vì nhận được hàng trước khi giao tiền nên không sợ
thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hay hàng kém chất lượng.
-
Với ngân hàng: ngân hàng chỉ tham gia với vai trò là trung gian
thanh toán thuần tuý để hưởng phí, không có trách nhiệm kiểm tra về sự hợp lý
của thời gian thanh toán và lượng tiền chuyển đi.
Nhược điểm.
-
Trong thanh toán
chuyển tiền, chu chuyển hàng hoá dịch vụ có thể tách rời khỏi chu chuyển
tài chính trong thời gian tạo nên rủi ro cho cả hai bên (người
chuyển tiền và
người thụ hưởng). Khi chuyển tiền
trước (down payment), nhà nhập khẩu cứ lo sợ mất tiền nếu nhà xuất khẩu không
giao hàng hay giao
hàng không đúng yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng và
thời gian làm vỡ
kế hoạch sản xuất kinh doanh của
nhà nhập khẩu. Ngược lại, trong trường hợp trả tiền sau nhà xuất khẩu hoàn toàn
bị lệ thuộc vào thiện chí và uy tín thanh toán của nhà nhập khẩu.
-
Có khi rủi ro lại hoàn
toàn khách quan như biến cố chính trị, xã hội, kinh tế hay một tai nạn bất ngờ
khiến cho một bên kết ước bất đắc dĩ bội tín làm ảnh hưởng đến đối tác làm ăn.
-
Do việc thanh toán chủ
yếu được thực hiện bằng điện nên thời gian thanh toán nhanh, nếu phát hiện ra sai sót (có thể từ
phía người chuyển hoặc ngân hàng chuyển) sau khi đã chuyển tiền thì sẽ khó khăn
trong việc thông báo, điều chỉnh nhất là khi người thụ hưởng đã nhận tiền.
-
Ngân hàng chỉ giữ vai
trò trung gian thanh toán quá thụ động, chờ khách hàng ra lệnh rồi mới thực
hiện.
ü
Nhận xét:
ð
Đứng trên phương diện nhà nhập khẩu, phương thức thanh
toán này có nhiều ưu thế, có lợi hơn nhưng đứng trên phương diện nhà nhập khẩu
thì không nên sử dụng phương pháp này
ð
Giải pháp: nên sử dụng phương thức thanh toán phổ biến
hiện nay: phương thức thanh toán thư tín dụng (letter of credit- L/C)
Ưu điểm:
§ Đối với nhà xuất khẩu:
-
Được đảm bảo khi họ thực hiện tốt nghĩa vụ
của mình thì sẽ được thanh toán.
- Có thể được ngân hàng
tài trợ bằng cách xin chiết khấu bộ chứng từ (đối với L/C trả ngay) hoặc bán
trước hạn các hối phiếu đã được chấp nhận (đối với L/C trả chậm).
- Tránh rủi ro về quản
lí ngoại hối của nước nhập khẩu (vì khi L/C đã được mở thì người nhập khẩu đã
phải có giấy phép chuyển ngoại tệ của cơ quan quản lí ngoại hối).
- Ngân hàng sẽ thực hiện
thanh toán đúng quy định của thư tín dụng bất kể việc bên nhập khẩu có muốn trả
tiền hay không, bên nhập khẩu không được từ chối thanh toán vì bất kì lí do gì.
§ Đối với nhà nhập khẩu:
- Kiểm soát thông qua
việc yêu cầu nhà xuất khẩu phải xuất trình các chứng từ về chất lượng, số lượng
hàng hóa do một cơ quan kiểm định độc lập phát hành.
- Trong trường hợp kí
quỹ dưới 100% L/C nhà nhập khẩu vẫn được ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng.
- Tạo được lòng tin với
đối tác.
- Chỉ khi hàng hóa thức
sự được giao thì nhà nhập khẩu mới phải trả tiền.
- Người nhập khẩu có thể
yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo quy định L/C để bảo
đảm người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền.
Nhược điểm:
-
Khi nhà xuất khẩu trình bộ chứng từ không
phù hợp với L/C thì mọi thanh khoản (chấp nhận) đều có thể bị từ chối.
-
Nếu ngân hàng xác nhận mất khả năng thanh
toán, bộ chứng từ có hợp lệ cũng không được thanh toán (tuy nhiên trường hợp
này rất hiếm gặp).
-
Đối với nhà nhập khẩu:
+ Việc thanh toán của ngân hàng chỉ căn cứ
vào bộ chứng từ mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng thực tế.
+ Thủ tục mở L/C rườm rà, mất nhiều thời
gian, công đoạn.
ð
Đánh giá:
Phương
thức thanh toán này bảo đảm lợi ích cho cả hai bên. Tuy vẫn còn những nhược
điểm, nhưng nó cũng giúp cho cả 2 bên xuất- nhập khẩu phải cẩn thận hơn khi
thực hiện hợp đồng, không được tự ý sửa đổi nội dung thanh toán nếu không có sự
đồng ý của bên còn lại.
Lịch thanh toán: sẽ được hai bên thống nhất sau và điều
chỉnh bằng văn bản.
+ Điều khoản thanh toán không rõ ràng,
chứa đựng rủi ro lớn cho cả 2 bên (bên xuất khẩu và bên nhập khẩu). Chẳng hạn
như: bên nhập khẩu có thể vì điều khoản này mà chậm thanh toán. Hay khi hai bên
không thống nhất được thời gian thanh toán dễ xảy ra tranh chấp….
Giải pháp: nên thống nhất và
ghi lịch thanh toán cụ thể ngay khi làm hợp đồng để giảm thiểu những rủi ro có
thể xảy ra.
Số tiền: 150 000 USD.
-
Đồng tiền thanh toán:
: Đồng Đô la Mỹ hoặc Yên Nhật theo tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá bán ra của đồng
USD và đồng Yên Nhật của Ngân hàng BIDV, Eximbank, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân
hàng Quân đội tại thời điểm thanh toán.
-
Chứng từ yêu cầu:
03 bản gốc hóa đơn thương mại (C/I)
01 bản gốc vận đơn (hoặc Surrendered)
03 bản gốc phiếu đóng gói (Packing List) và chi tiết đóng
gói (Detail
packing list)
03 bản gốc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
(C/O)
03 bản gốc chứng nhận chất lượng của sản phẩm (C/Q)
ü
Nhận xét:
Có đầy đủ chứng từ hợp lệ, các thông số, nội dung trên
các chứng từ hoàn toàn chính xác và trùng khớp. Do đó, có đủ điều kiện để được
thanh toán.
Ngân hàng thực hiện thanh toán: chưa xác định.
Chương IV: Quy trình thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương
được ký kết, 2 bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc rất
phức tạp. Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm
được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị.
Trình tự thực hiện hợp đồng bao gồm các
bước sau:
1.
Bước 1: Xin giấy phép xuất nhập khẩu:
Mặt hàng xuất
khẩu: sewage treatment plant- thiết bị xử lí nước thải y tế.
Xuất xứ: công
ty TNHH Kubota Johkasou- Nhật Bản sản xuất.
Kết luận: Như vậy, với việc nhập khẩu mặt hàng kể trên, Công ty Cổ phần Tiến Bộ
Quốc tế cũng không cần xin giấy phép nhập khẩu mà chỉ cần làm thủ tục thông
quan nhập khẩu.
2.
Bước 2: Thuê tàu, lưu cước
Người có trách nhiệm
thuê tàu: Công ty TNHH Công nghệ Chuwa chịu trách nhiệm thuê tàu, trả chi phí
vận chuyển đến cảng Cát Lái, Hồ Chí Minh theo thỏa thuận của hai bên trong hợp
đồng theo điều kiện CFR (Incoterms 2010).
Công ty TNHH Công nghệ
Chuwa sử dụng dịch vụ vận chuyển của Công ty Cổ phần Vận tải Xuyên Đại Dương.
Theo đó công ty vận tải này đảm nhận toàn bộ khâu vận chuyển hàng theo yêu cầu
của công ty TNHH Công nghệ Chuwa sao cho phù hợp với các điều khoản của hợp
đồng cam kết 3 bên về việc giao nhận, vận chuyển hàng hoá ngoại thương. Bao gồm
exwork tại Nhật Bản và vận chuyển hàng từ cảng Yokohama, Nhật Bản đến cảng Cát
Lái, TP Hồ Chí Minh.
Tên hàng: Hệ thống xử lý nước thải
M-WB-K-A75 hãng Kubota sản xuất, đóng trong 01 container 20'de và 02 container
40' Flat Rack.
Công ty vận tải: CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XUYÊN ĐẠI DƯƠNG (gọi tắt là OVC)
Tàu vận chuyển (Ocean
Vessel): GYAYAQUIL BRIDGE
Hành trình số: V-No.1714
Cảng bốc hàng lên tàu và nhận hàng (Port of
Loading): YOKOHAMA,
NHẬT BẢN
Cảng dỡ hàng và giao
hàng (Port of Discharge): CÁT LÁI, HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM.
Phương thức vận
chuyển: FCA Yokohama, Nhật Bản tới Hồ Chí Minh Việt Nam.
Tuyến đường đi: đi
thẳng từ cảng YOKOHAMA, NHẬT BẢN đến cảng CÁT LÁI, HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM, không
qua chặng trung chuyển nào.
Chi phí vận chuyển:
266 622 469 VNĐ (theo tỷ giá USD = 22 715 VNĐ và JPY = 200.31 VNĐ.
ü
Nhận xét:
Công ty cổ phần vận tải Xuyên Đại Dương
là một công ty chuyên vận tải quốc tế. Tuy nhiên chi phí vận tải của công ty
còn khá cao so với một vài hãng vận tải khác. Hơn nữa, thông tin về hãng vận
tải này cũng không nhiều, do đó khó có thể đánh giá được uy tín và chất lượng
của nhà vận tải, gây khó khăn cho công ty nhập khẩu khi tìm hiểu về đơn vị vận
tải. Thêm vào đó, công ty xuất khẩu là bên chọn đơn vị vận tải và chỉ chịu
trách nhiệm trách nhiệm pháp lý với hàng hóa khiến bên công ty nhập khẩu có thể
hơi bị thụ động.
Giải pháp đề xuất:
Nên lựa chọn công ty vận tải có uy tín,
chất lượng, giá thành hợp lí hơn (chẳng hạn như công ty Indo Trans Logistic
thuộc top 3 chuyên nghành hậu cần logisstic,...)
bên nhập khẩu nên chủ động chọn đơn vị vận tải uy tín để
không bị thụ động và có thể giảm thiểu tối đa chi phí, rủi ro có thể xảy ra
trong quá trình vận chuyển hàng hóa cho cả hai bên
3.
Bước 3: Mua bảo hiểm
Vì thỏa thuận hai bên
là chọn phương thức CFR (Incoterms 2010) nên bên xuất khẩu không có nghĩa vụ
mua bảo hiểm cho chặng vận chuyển chính. Bên nhập khẩu cũng không nhờ bên xuất
khẩu mua bảo hiểm hộ.
Nhận xét: việc không yêu cầu
bên bán mua bảo hiểm bảo hộ dễ dẫn đến rủi ro cho bên nhập khẩu: chẳng hạn hàng
hóa bị hư hại trong quá trình vận chuyển, mất hàng,...
Giải pháp đề xuất: nên yêu cầu bên xuất khẩu mua bảo hiểm cho vận chuyển
hàng hóa.
4.
Bước 4: kiểm tra hàng hóa nhập khẩu.
Trước
khi giao hàng, nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất, trọng
lượng, bao bì…vì đây là công việc cần thiết quan trọng, nhờ có công tác này mà
quyền lợi khách hàng được đảm bảo, ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu, phân
định trách nhiệm của các khâu trong sản xuất cũng như tạo nguồn hàng đảm bảo uy
tín cho nhà xuất khẩu và nhà sản xuất trong quan hệ buôn bán.
Công
tác kiểm tra hàng xuất khẩu được tiến hành qua hai khâu:
-
Kiểm tra ngay khi hàng được đóng gói tại cơ sở sản xuất của công ty TNHH
Kubota-Johkasou, do bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty Chuwa tiến
hành. Khâu này có vai trò quyết định, mọi thiếu sót bổ sung ở khâu này sẽ dễ
dàng và ít tốt kém nhất.
-
Kiểm tra tại cửa khẩu do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Thẩm tra lại kết quả
kiểm tra ở cơ sở và thực hiện thủ tục quốc tế.
Thủ tục kiểm tra bao
gồm 3 bước:
B1: đăng kí kiểm
tra:bên nhập khẩu cần nộp đăng kí kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo
mẫu của cơ quan kiểm tra.
B2: kiểm tra kĩ thuật:
thông báo cho bộ phận kiểm tra sau khi đã tập kết hàng.
B3: nhận kết quả kiểm
tra.
5.
Bước 5: Làm thủ tục hải quan:
Sau khi có giấy báo hàng đến, bên nhập khẩu-
công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế- phải làm thủ tục hải quan.
B1:
người khai hải quan thực hiện việc hai báo hải quan
và xuất trình hồ sơ hải quan (1 bộ), xuất trình thực tế hàng hóa cho cơ quan
hải quan: bên mua công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) chịu trách nhiệm khai
báo hải quan.
Hồ
sơ hải quan bao gồm:
-
2 bản chính tờ khai hải quan (Custom Declaration).
-
1 bản sao hợp đồng mua
bán hàng hóa.
-
1 bản chính và 1 bản
sao hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
-
1 bản sao vận đơn
(Bill of Lading/Waybill)
Hồ sơ bổ sung: (đây là hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ có giá trị cao).
-
1 bản chính tờ khai
trị giá.
-
1 bản chính giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin)
-
1 bản chính và 1 bản
sao phiếu đóng gói (Packing List).
-
1 bản chính giấy chứng
nhận chất lượng (C/Q).
B2: Sau khi đã kiểm tra
không có vấn đề gì, chuyển sang khâu tài chính nộp thuế và lệ phí hải quan. Hóa
đơn giá trị gia tăng liên 2 giao cho người mua, liên 3 lưu nội bộ. Khi thông
tin hồ sơ được nhập vào máy tính, chương trình quản lí rủi ro Hải Quan đã đưa
ra mức độ kiểm tra:
Mức (1)= luồng xanh: miễn kiểm tra chi tiết hồ
sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
Mức (2)= luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ,
miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Mức (3)= luồng đỏ: kiểm tra chi tiết hồ sơ,
kiểm tra chi tiết hàng hóa.
Khi
hàng về đến cửa khẩu, cơ quan hải quan phải kiểm tra kẹp chì, niêm phong của
hàng hóa trước khi dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải. Sau đó kiểm tra hàng hóa
để đưa ra quyết địn thông quan. Tùy từng trường hợp
Cuối cùng, khi hoàn tất các thủ tục trên, cơ
quan hải quan sẽ đưa ra quyết định thông quan và thông báo thông quan.
ü
Nhận xét:
Quy
trình làm thủ tục hải quan đòi hỏi các chứng từ mà người khai báo hải quan nộp
cho cơ quan hải quan phải thật chính xác, rõ ràng, tuân theo các quy định về
thủ tục hải quan Việt Nam. Trong trường hợp có bất kì chứng từ nào không hợp lệ sẽ dẫn đên việc
thông quan bị chậm trễ hoặc có thể không được thực hiện.
6.
Bước 6: Giao nhận hàng hóa.
Nơi nhận hàng:
cảng Cát Lái, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điều kiện giao
hàng: CFR
Bến bãi
container: Tân Cảng Phú Hữu (Terminal Cát Lái C)
Thời gian giao
hàng: 12/5/2017.
Phương thức
giao hàng: giao hàng từng phần
Trọng lượng
tổng (Gross Weight): 5449.390 kgs
Thể tích
(Measurement): 118.950 CBM
Hàng hóa: 31
packages
Giao hàng
theo: 1x20 GP (container 20’ thường)
2 X40 FR (container có thể mở lắp, mở
cạnh)
Số hiệu container/ Số Seal
Container (Container No/ Seal No):
TRIUD753497/NIL/40
FR
TEXUB957180/NIL/40
FR
CMAU1302587/F807987/20DY
Quy trình tại
cảng đến: Container được hạ xuống bãi của cảng đến => lấy container về kho
=> trả container. Nếu người nhập khẩu muốn sử dụng thêm DEM và DET sau thời
gian 17/05/2017 phải trả thêm khoản phí cho hãng tàu.
Bên
nhập khẩu cần:
-
Xuất trình vận đơn
hoặc lệnh giao hàng để nhận hàng
-
Trao đổi với cơ quan
điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.
-
Bố trí phương tiện chở
container đầy hàng về nơi dỡ hàng.
-
Dỡ hàng dưới sự chứng
kiến của hải quan.
-
Lấy biên lai thuyền
phó (Mate’s Receipt) và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển. Vận đơn
đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng (Clean on board B/L) và phải
chuyển nhượng được (negotiable). Vận đơn cần được chuyển gấp về bộ phận kế toán
để lập bộ chứng từ thanh toán.
Nhận xét: khâu nhận hàng cần
phải xem xét kiểm tra hàng cẩn thận, kĩ lưỡng để có thể kịp thời phát hiện ra
những sai sót về hàng hóa. Vì mặt hàng nhập khẩu là thiết bị toàn bộ có giá trị
cao gồm nhiều chi tiết, bộ phận nên quy định giao hàng từng phần.
7.
Bước 7: Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền bằng điện
T/T
(1)
Người xuất khẩu - Công ty TNHH Công nghệ Chuwa - chuyển giao hàng và bộ chứng
từ hàng hoá cho người nhập khẩu.
(2) Người nhập khẩu -
Công ty Cổ phần Tiến Bộ quốc tế - sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ
hàng hoá), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển
tiền gửi ngân hàng phục vụ mình.
(3) Ngân hàng chuyển
tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh) - ngân hàng
trả tiền.
(4) Ngân hàng trả tiền
thanh toán tiền cho người thụ hưởng.
Nhận xét: phương thức thanh toán này mang lại nhiều rủi ro cho cả
bên bán và bên mua. Vì vậy, thay vì sự dụng T/T, hai bên nên sử dụng phương
thức thanh toán L/C.
8.
Bước 8: Xử lí khiếu nại nếu có
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, cần thiết có thể kiện
ra toà án, hai bên sẽ thông qua Hội đồng trọng tài
Thương mại Việt Nam để giải quyết, quyết định củaHội đồng này sẽ là quyết định
cuối cùng mà hai bên tuân theo. Việc tiến hành khiếu kiện phải tiến hành thận
trọng, tỉ mỉ, kịp thời dựa trên căn cứ chứng từ kèm theo.
Trong trường hợp doanh nghiệp bị khiếu
nại đòi bồi thường, cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng xem xét yêu cầu
của khách hàng để giải quyết kịp thời, có tình có lý. Nếu khiếu nại của đối tác
là có cơ sở, doanh nghiệp có thể giải quyết bằng một trong các cách sau:
- Giao hàng thiếu thì có thể giao bù ở lô sau.
- Đền tiền, đổi hàng khi hàng hoá bị hỏng, hoặc sửa chữa
hàng hoá với chi phí doanh nghiệp phải chịu.
- Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng
hàng hoá được giao vào thời gian sau đó.
Nhận xét: việc
sử dụng hội đồng trọng tài Thương mại Việt Nam sẽ có lợi hơn cho bên nhập khẩu
vì là hội đồng của nước mình, sẽ dễ dàng tiếp xúc, nắm rõ các thủ tục khi có
tranh chấp hơn so với bên xuất khẩu- là một đơn vị nước ngoài.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện hiện nay,sự phát triển
của khoa học công nghệ và tiến trình hội nhập, hình thức tổ chức thị trường và
phương thức hoạt động thương mại đã thay đổi, hoạt động giao tiếp giữa các quốc
gia trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế thương mại ngày càng phát triển mở
rộng và mang tính khu vực hóa và toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự
hình thành, tồn tại và phát triển của các liên kết kinh tế thương mại trong
phạm vi khu vực, tiểu khu vực và của các công ty xuyên quốc gia trong các thập
kỉ qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển các quan
hệ kinh tế thương mại quốc tế.
Thông qua hợp đồng và bộ chứng từ liên
quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hệ thống xử lý nước thải giữa công ty Tiến bộ
quốc tế, Việt Nam và Công ty CHUWA, Nhật Bản, các thành viên trong nhóm đã có
cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về các thủ tục, giấy tờ cần thiết và cơ sở pháp
lý để thực hiện một giao dịch thương mại quốc tế thành công.
1.
Incoterm 2010
2.
Giáo
trình giao dịch thương mại quốc tế
6.
logistics4vn.com
7.
lapro.edu.vn
8.
container-transportation.com